6 bài thuốc từ cây rau sam

2023-05-26 00:02:00
Không chỉ làm rau ăn mà rau sam còn được dùng để chữa nhiều bệnh, dưới đây là 6 bài thuốc từ cây rau sam ít người biết.

Rau sam là loại rau dân dã quen thuộc với người Việt. Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, rau sam còn có đặc tính dược lý đa dạng giúp điều trị một số bệnh thường gặp,… Dưới đây là 6 bài thuốc từ cây rau sam.

Tác dụng của cây rau sam

Thông tin trên website của Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, cây rau sam còn được gọi là trường thọ thái, mã xỉ hiện hay mã xỉ thái, tên khoa học là Portulaca oleracea L. - thuộc họ rau sam (Portulacaceae).

Hầu hết các bộ phận của cây râu sam đều được dùng làm thuốc, trừ rễ.

Công dụng trong y học cổ truyền:

Theo y học cổ truyền, cây rau sam có tính hàn, vị chua không có độc, quy vào kinh Phế, Tâm và Tỳ. Rau sam chứa kháng sinh tự nhiên, có khả năng tiêu thũng giải độc nên có công dụng như sau:

Dược liệu vị chua nên rất tốt trong kích thích tiêu hóa, tính hàn có công dụng thanh nhiệt để điều trị các chứng nóng ngoài, nóng trong vào mùa hè.

Hàm lượng kháng sinh tự nhiên trong dược liệu có công dụng sát khuẩn, điều trị các bệnh lý như viêm đường tiết niệu, mẩn ngứa ngoài da, giun sán đường ruột và các chứng lỵ...

Rau sam có khả năng tiêu thũng giải độc nên có công dụng điều trị chứng đầy bụng, trướng bụng, mụn nhọt mẩn ngứa ngoài da, sưng đau ngoài da.

6 bài thuốc từ cây rau sam - 1

Rau sam rất tốt cho sức khỏe

Công dụng trong y học hiện đại:

Rau sam có công dụng ức chế sự phát triển của trực khuẩn lỵ và vi khuẩn thương hàn. Cồn chiết xuất từ rau sam có tác dụng ức chế trực khuẩn E.coli.

Hàm lượng axit béo trong Omega 3 có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol máu, bảo vệ mạch máu và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.

Các chất khoáng trong dược liệu như mangan, kẽm, đồng và magie công dụng chống khối u.

Hoạt chất trong dược liệu rau sam có công dụng hoạt hóa thần kinh dopamine, DOPA từ đó giúp cải thiện mức độ tập trung và tăng cường trí nhớ.

Công dụng thải trừ độc tố bisphenol A giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng.

Hàm lượng vitamin E, vitamin C, alcaloid, flavonoid, glutathione và beta – carotene trong cây rau sam giúp ngăn ngừa các gốc tự do và chống lại quá trình lão hóa.

Hàm lượng omega – 3 cao và các chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng tóc, da, móng và khớp.

Chất nhầy trong rau sam có công dụng làm dịu đường tiêu hóa, từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý thường gặp về đường tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cao giúp ngăn ngừa táo bón, dự phòng nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

6 bài thuốc từ cây rau sam

Dưới đây là 6 bài thuốc từ cây rau sam do BS Nguyễn Kỳ cung cấp được đăng trên Báo Sức khỏe & Đời sống.

Trẻ em đi lỵ: rau sam tươi giã vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.

Lỵ ra máu: rau sam 200g thái nhỏ, nấu cháo với 100g gạo nếp (không cho muối), ăn lúc đói.

Tẩy giun móc: rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.

Phụ nữ bị bạch đới: rau sam rửa sạch giã nát, lấy 30ml nước cốt cùng 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều, đun sôi để uống.

Tiểu dắt buốt, đỏ sẻn: rau sam sống rửa sạch, giã lấy nước uống.

Phụ nữ sau đẻ tiểu tiện không thông: rau sam tươi 100g giã vắt lấy 30ml nước, đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.

Thanh Thanh(Tổng hợp)

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo
Source VTC