Dù không khí lễ hội sôi động đang đến gần nhưng giai đoạn cuối năm, các bạn trẻ chưa thể nghĩ đến việc nghỉ xả hơi mà phải cố gắng tăng thu nhập bởi hàng trăm thứ cần chi tiêu dịp Tết.
Căng thẳng chi tiêu nhiều khoản
Cuối tháng 11, khi nghe thông tin về việc thưởng Tết, nhiều đồng nghiệp vui mừng thì Trường Giang (28 tuổi, chuyên viên đầu tư và phát triển dự án khu công nghiệp, quê Hà Nam) lại có cảm xúc trái ngược.
“Mình mới vào công ty được nửa năm nên chắc thưởng không được nhiều, chỉ mong đủ tiền vé máy bay về quê ăn Tết”, Giang bày tỏ.
Những năm trước, ngoại trừ tiền đi lại, anh thường dành khoảng 30 triệu đồng để chi tiêu Tết, bao gồm tiền biếu bố mẹ và mua quà cáp, đồ trang trí, lì xì cho người thân. Năm nay, anh chuyển chỗ ở và đổi công việc nên cần đầu tư nhiều khoản để ổn định cuộc sống.
Uống chai Trà Xanh Không Độ để giảm căng thẳng sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ cho dự án tại Long An, Giang kể, anh phải nhận việc bên ngoài để có thêm chi phí trang trải cho dịp cuối năm.
“Mình làm thêm tư vấn đánh giá hiệu quả cho các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, M&A… cho khách hàng mới đủ chi tiêu. Từ giờ tới Tết còn mấy đám cưới phải đi, thật sự rất lo lắng, stress”, Giang tâm sự.
Cuối tháng 11, Diệu Anh (25 tuổi, trợ lý marketing) đã lên xong danh sách chi tiêu dịp cuối năm và Tết, ngoài các khoản tiền đi lại, biếu ba mẹ, lì xì, mua sắm, khoản chi lớn nhất mà cô phải đối mặt là trả món nợ trả góp sau khi quyết định “lên đời” chiếc laptop xịn để làm việc tại nhà.
“Mỗi tháng mình phải thanh toán 3 triệu, bằng 1/4 mức lương của mình. Hy vọng dịp này bán hàng thuận lợi và chờ thêm thưởng Tết, mình sẽ trả nợ xong và cố gắng tích góp thêm một ít để dự phòng cho năm mới”, Diệu Anh nói.
Để tăng thu nhập, một tháng qua Diệu Anh bắt đầu bán thời trang trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm và khó cạnh tranh được với các shop lớn nên cô bán không được nhiều như mong muốn.
Ngày chạy deadline công ty, tối về lại miệt mài tư vấn, livestream bán hàng, thấp thỏm chờ chốt đơn khiến Diệu Anh lo lắng, stress đến mất ăn, mất ngủ.
“Để giảm stress vì công việc và áp lực tiền bạc, mình thường chọn Trà Xanh Không Độ để giải nhiệt mỗi ngày. Thức uống yêu thích này giúp tâm trạng mình tích cực, tinh thần sảng khoái hơn. Hy vọng công việc sẽ thuận lợi hơn vào tháng cuối năm để có tiền trả nợ và phụ gia đình dịp Tết”, Diệu Anh bày tỏ.
Làm gì để giảm stress mùa cuối năm?
Thanh Huyền (27 tuổi) có gần 1 năm kinh nghiệm làm freelancer. Cô gái trẻ từng là trưởng nhóm digital marketing tại một công ty truyền thông nhưng đã xin nghỉ và trở thành người làm tự do từ hè vừa qua.
Những ngày này, Huyền tất bật làm việc ngày đêm để kịp deadline cho khách hàng. Cô luôn trong tình trạng căng thẳng khi tập trung nỗ lực cao nhất cho công việc, hoàn thành chỉ tiêu đặt ra để cán đích dịp cuối năm.
“Tìm được khách hàng, nhận được job không hề đơn giản bởi ngoài planning tốt, ý tưởng đột phá thì kinh tế khó khăn, doanh nghiệp ít đặt hàng bên ngoài. Nếu có thì lại gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty truyền thông và những người làm cùng nghề”, Huyền tiết lộ.
Trước áp lực deadline mỗi ngày cùng lo lắng về hàng trăm thứ phải chi tiêu trong dịp cuối năm, hàng ngày Huyền chọn cách giảm stress bằng đồ uống yêu thích để thêm tinh thần làm việc.
“Mình không cho phép bản thân nghỉ ngơi sớm bởi số dư của mình chưa đủ để chi tiêu cho dịp Tết và tích lũy dự phòng cho những tháng đầu năm ít việc, do đó mình đang nỗ lực ngày đêm, khi mệt mỏi thì nghỉ ngơi đôi chút và giảm căng thẳng, giải nhiệt cuộc sống bằng chai Trà Xanh Không Độ để thêm động lực làm việc”, Huyền nói.
Cho bản thân một khoảng nghỉ ngơi, nghe nhạc và thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ cũng là cách mà Hoàng Nam (28 tuổi, chuyên viên công nghệ thông tin) giảm căng thẳng và giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày khi bản thân quá tải bởi công việc và những lo lắng về tiền bạc dịp cuối năm.
Để kịp tích góp tiền trang trải cho mùa Tết, ngay từ tháng 9, Hoàng Nam bắt đầu nhận thiết kế landing page cho các nhãn hàng trong dịp cuối năm. Áp lực tiền bạc, trách nhiệm với gia đình là động lực thôi thúc Nam nỗ lực hơn mỗi ngày.
“Tết có sắm sửa được gì hay không phụ thuộc nhiều vào mình bởi ba mẹ ở quê đã lớn tuổi. Ba mẹ không đặt yêu cầu nhưng càng lớn, mình càng thấy phải nhận lấy trách nhiệm lo cho gia đình, điều này giúp mình trưởng thành hơn nhưng cũng lo lắng nhiều hơn khi Tết đến”, Nam tâm sự.
Chàng trai 27 tuổi cho biết, mỗi khi cảm thấy lo lắng, áp lực về tiền bạc hay công việc, anh chọn cách im lặng, tắt mạng xã hội, tìm góc nhỏ yên tĩnh và thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ để giảm căng thẳng, tìm hướng giải quyết.
Tết càng đến gần càng thấy nhiều người trẻ trưởng thành hơn bởi họ đang cho thấy trách nhiệm với gia đình được đặt lên trên hết, trước cả những nhu cầu của bản thân. Nhiều người trẻ xác định mục tiêu rõ ràng cho mùa Tết và luôn biết cách giảm stress, giải nhiệt cuộc sống bằng những thức uống như Trà Xanh Không Độ trước những bộn bề lo toan, áp lực mang về cho gia đình niềm vui, hướng đến một năm mới tốt đẹp hơn.